CHÚC MỪNG NGÀY KIẾN TRÚC VIỆT NAM 27/4
Nhãn: Công Ty
LUÔN ĐỒNG HÀNH PHÁT TRIỂN CÙNG SỰ SÁNG TẠO
Nhãn: Công Ty
1, Các giai đoạn phát triển của thị trường Bất động sản Việt Nam (BĐSVN):
Nhãn: Phân tích
Nhãn: Tin Tức
Video trực tuyến và quảng cáo phương tiện truyền thông xã hội đang thu hút sự chú ý
Nhãn: Tin Tức
Nhãn: Tham Khảo
Động thái hạ lãi suất từ phía ngân hàng trong thời gian qua là một trong các yếu tố tạo đà củng cố thêm cho những kỳ vọng về sự đi lên của thị trường bất động sản thời gian tới, theo các chuyên gia tham dự diễn đàn có chủ đề "Bất động sản 2012: Cơ hội từ khủng hoảng".
Động thái mở van tín dụng cho bất động sản mới đây từ phía ngân hàng, các chuyên gia cho rằng, cho dù phía doanh nghiệp chưa thể tiếp cận được nguồn vốn lãi suất hạ nhưng động thái này trước hết đã giúp cải thiện niềm tin của thị trường.
Theo kết quả khảo sát doanh nghiệp vừa và nhỏ gần đây của Ngân hàng ACB . Cho thấy có 36% doanh nghiệp được hỏi cho rằng khó tiếp cận vốn vì lãi suất cao, trong khi 70% doanh nghiệp đề cập thủ tục vay vốn còn rườm rà.
Còn theo khảo sát của Grant Thornton trong quí 4-2011 về mức độ hấp dẫn trong lĩnh vực đầu tư tư nhân ở Việt Nam trong 2012 cho thấy BĐS là lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn nhất
Cùng với những kỳ vọng của các chuyên gia về sự hồi phục của thị trường BĐS, báo cáo đánh giá của Ngân hàng HSBC Việt Nam về kinh tế vĩ mô và triển vọng thị trường tháng 4-2012 cũng cho thấy lãi suất cho vay sẽ giảm mạnh trong nửa cuối năm.
Từ những cơ sở trên, các chuyên gia đặt kỳ vọng cho một chu kỳ phát triển mới của thị trường bất động sản.
Nhưng, để có thể thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh của thị trường này, đại diện Hiệp hội BĐS Việt Nam kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nên tăng cường thúc đẩy quá trình tái cơ cấu các khoản nợ của các doanh nghiệp BĐS, tập trung các doanh nghiệp có chỉ số tín nhiệm cao; có chính sách vay ưu đãi cho người tiêu dùng nhà ở thực sự; có các chính sách vay ưu đãi cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực vật liệu xây dựng để giảm chi phí đầu vào, góp phần hạ giá thành sản phẩm, thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm.
Còn ông Lực từ BIDV đề xuất Nhà nước cần cụ thể hóa và đẩy nhanh chương trình tái cơ cấu nền kinh tế; tiếp tục cải tiến môi trường kinh doanh; xem xét tiếp tục giảm thuế, miễn một số thuế và phí; tạo hành lang pháp lý và nâng cao vai trò tổ chức mua - bán nợ xấu; giãn lộ trình tăng các chi phí đầu vào (xăng, điện...).
Ông Lực còn cho rằng, các cơ quan liên quan cần xem xét sớm thành lập các quỹ đầu tư BĐS như quỹ tiết kiệm nhà ở, quỹ tín thác BĐS. Phía doanh nghiệp cũng phải tái cơ cấu, cắt giảm chi phí, tăng năng suất lao động...; đa dạng hóa nguồn vốn và tận dụng mọi nguồn vốn khác...
Để hỗ trợ cho sự phục hồi của thị trường BĐS, ông Tống Văn Nga, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội BĐS Việt Nam cho rằng, Chính phủ cần sửa đổi Nghị định 69 về quy hoạch sử dụng đất để nhanh chóng đưa giá đất về sát với thị trường. Bên cạnh đó, doanh nghiệp và ngân hàng nên bắt tay nhau vượt khó.
Trước những nỗ lực từ nhiều phía với mong muốn có thể giải cứu thị trường này, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) Nguyễn Trọng Ninh cho biết, trong quí 2, bộ sẽ trình Chính phủ đề án cho phép xây dựng căn hộ 25m2 trở lên với số lượng nhất định trong dự án, khuyến khích phát triển quy mô nhỏ.
Trước đó, Cục Quản lý nhà đã được Bộ Xây dựng giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng đề án quản lý việc đầu tư xây dựng các khu đô thị, chung cư, trong đó nội dung quan trọng là bắt buộc các chủ đầu tư phải có từ 15 -20% lượng căn hộ chung cư có diện tích từ 25 - 40 m2.
Nhãn: Phân tích
Phân tích của comScore trên 400 chiến dịch quảng cáo cho thấy yếu tố sáng tạo của mẫu quảng cáo có hiệu quả gấp bốn lần kế hoạch truyền thông của chiến dịch.
![]() |
Nhãn: Tin Tức
Nhãn: Dự Án
Trước sự bùng nổ của các blog cá nhân, không ít các công ty ngày nay cũng quan tâm tới việc xây dựng cho mình những trang blog riêng. Liệu đây có phải là một hướng đi đúng đắn? Và nếu lập blog, thì các công ty cần phải làm những gì để đạt được kết quả như mong đợi?
Nhãn: Tin Tức
Nhãn: Chiến lược
![]() |
Ảnh: Haad |
Nhãn: Chiến lược
Thị trường bất động sản đang có những chuyển động đáng mừng sau khi có những thông tin hỗ trợ tốt liên tục xuất hiện trong thời gian ngắn vừa qua.
Những thông tin hỗ trợ tốt đã tác động đến tâm lý giới đầu tư kinh doanh BĐS. Một số chủ đầu tư cho biết, sẽ mở lại việc bán hàng đón làn sóng lãi suất chắc chắn sẽ hạ trong thời gian tới.
Theo kế hoạch dự kiến, chỉ trong khoảng 15 ngày tới sẽ có ít nhất hơn một chục dự án, cả cũ lẫn mới tổ chức sự kiện nối lại việc bán hàng một cách khá rầm rộ, sau khi có những thông tin hỗ trợ tốt từ thị trường vốn.
Chỉ tính riêng Cty cổ phần Phát triển nhà Thủ Đức đã tung ra thị trường đến 4 dự án với quy mô khá lớn, gồm: Phước Long Spring Town (quận 9, TPHCM), Long Hội City (Long An), TDH - Trường Thọ (Thủ Đức, TPHCM) và TDH Phước Bình (quận 9, TPHCM).
Cùng với đó là các chương trình khuyến mãi, ưu đãi dành cho khách hàng
Chẳng hạn, đối với 2 dự án TDH Thủ Đức và TDH Phước Bình, khách hàng chỉ cần thanh toán 50% là có thể nhận căn hộ vào ở ngay và được chiết khấu đến 5%. Còn đối với dự án Long Hội City, mức chiết khấu lên đến 13% giá trị lô đất...
Theo tính toán của một Cty nghiên cứu thị trường, tổng số lượng căn hộ được tung ra thị trường trong thời gian tới có thể lên đến 4.000 căn.
Cơn bĩ cực của thị trường BĐS sắp qua, các nhà đầu tư sẽ quay lại với thị trường BĐS nhưng phải mất một thời gian dài để khôi phục niềm tin”.
Thị trường BĐS đóng băng trong thời gian qua một phần do tâm lý của khách hàng, thị trường có quá nhiều thông tin bất lợi và khách hàng không thể nhìn thấy được hướng đi của thị trường sẽ ra sao. Vì vậy, những người dù có tiền thật sự cũng không dám bỏ tiền vào, còn người đã bỏ tiền mua BĐS lại có tâm lý tháo chạy.
Động thái mở van cho vay BĐS và hạ lãi suất huy động xuống mức trần 12%/năm của NHNN vừa qua đã tác động mạnh tới tâm lý NĐT, mặc dù tới thời điểm hiện tại các DN BĐS lẫn khách hàng vẫn chưa thể hưởng lợi từ chính sách nói trên.
Nhãn: Chiến lược
"Kích" bất động sản: Khả thi hay bất khả kháng?
Thị trường BĐS vẫn còn quá khó để được cứu, nếu không có các biện pháp "đồng bộ" khác. Cứ cho là vốn ngân hàng sẽ ưu ái khu vực BĐS, nhưng làm thế nào để "kích" được thị trường này thì lại là một chuyện khác.
Logic của giải cứu
Một tuần trôi qua sau khi Ngân hàng nhà nước hạ lãi suất về 12%, thị trường bất động sản TP.HCM vẫn... bất động. Tình hình cũng không có gì sáng sủa hơn ở Hà Nội.
Theo công văn số 1656 do Thống đốc NHNN ký ngày 22/3/2012 yêu cầu 5 ngân hàng Agribank, Vietinbank, Vietcombank, BIDV và MHB tiết giảm chi phí và hạ lãi suất cho vay đã không tạo ra được hiệu ứng đáng kể nào cho xu thế cần phải giảm mặt bằng lãi suất cho vay để cứu... ngân hàng.
Hiển nhiên, giữa BĐS và ngân hàng đang có một mối quan hệ rất chi là "hữu cơ": nhà đất tồn không biết bán cho ai, và vốn tồn không biết cho ai vay. Nghịch lý đó càng có chiều hướng phát triển tính sắc nhọn của nó khi giá trị tồn ứ của hai khu vực này đều đã dâng lên đến mức "khủng".
Thực vậy, nếu dư nợ của BĐS vẫn luôn hiện diện ở con số trên 200.000 tỷ đồng, thì lượng vốn dôi dư không cho vay được của các ngân hàng có lẽ cũng bằng hoặc vượt giá trị ế ẩm của BĐS.
Mà trên hết, cho đến khi chính các ngân hàng phải than thở về nguy cơ lợi nhuận bị giảm sút và nhiều khả năng sẽ còn sụt giảm mạnh nếu không cho vay được, người ta mới buộc phải nghĩ đến một giải pháp cấp bách, một giải pháp mang tính tình thế hơn là căn cơ.
Cũng bởi thế, vào cuối tháng 3, đầu tháng 4/2012. Chính phủ chính thức ban hành, sang tuần thứ hai đã diễn ra một đổi thay: một loạt văn bản về hạ lãi suất và văn bản liên quan đến sinh mệnh thị trường BĐS được NHNN công bố.
Nhưng có lẽ quan yếu nhất vẫn là "khung pháp lý" cho BĐS. Công văn số 2056, được ban hành kèm theo thông tư về hạ lãi suất về 12% của NHNN,
Có thể hiểu sao về tinh thần "loại trừ" trên? Với công luận và nhận thức chung của giới đầu tư, điều có thể gọi thẳng tên chính là động thái "giải cứu BĐS" đã được công khai hóa.
Vào tháng 9 năm ngoái, trong một đề án về thị trường BĐS trình cho Chính phủ, Bộ Xây dựng đã "thề" sẽ tuyệt đối không cho vay đối với những phân khúc BĐS "xa hoa" như căn hộ cao cấp, mà chỉ đặt trọng tâm vào phân khúc bình dân, hướng đến an sinh xã hội. Nhưng với quan điểm mới, nhận thức mới được NHNN hé ra, các doanh nghiệp BĐS cao cấp đã có thể phào nhẹ nhõm.
Quá khó để được cứu!
Tuy vậy, thị trường BĐS vẫn còn quá khó để được cứu, nếu không có các biện pháp "đồng bộ" khác. Cứ cho là vốn ngân hàng sẽ ưu ái khu vực BĐS, nhưng làm thế nào để "kích" được thị trường này thì lại là một chuyện khác.
Trong buổi họp báo công bố hạ lãi suất về 12%, thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã nêu ra một nhận xét đáng chú ý. Về BĐS, theo tinh thần công văn 2056, sẽ có khoảng 50% nhóm đối tượng cho vay thuộc lĩnh vực này được loại trừ. Từ thông tin đáng giá này, người ta có thể suy ra là sẽ có một sự giảm nhẹ đáng kể về rào cản cho vay đối với các ngân hàng, vì công văn 674 ngày 13/2/2012 của NHNN đã quy định tỷ lệ cho vay tối đa đối với những lĩnh vực không khuyến khích như BĐS, chứng khoán và tiêu dùng chỉ là 16%. Hẳn nhiên, đã có một logic rõ rệt từ công văn 674 đến công văn 2056..
Một điểm khác cũng đáng lưu tâm là trong phát biểu của NHNN, dường như cái nhìn trung hạn cho TTCK đang được xác lập với một vài thay đổi nào đó. Tín dụng dành cho chứng khoán sẽ không tăng lên, ít nhất trên danh nghĩa. Trong khi đó, tín dụng dành cho BĐS lại được "tháo khoán".
Cho tới nay, hai chỉ số chứng khoán đã bứt phá khỏi ngưỡng kháng cự quan trọng và đang chuẩn bị tăng tiến trong sóng mới. Tuy vậy, với đại đa số nhà đầu tư nhỏ lẻ thì mức lời lãi trong con sóng tăng trước đó vẫn chỉ rất khiêm tốn. Do đó, hiệu ứng bình thông nhau giữa chứng khoán và BĐS vẫn chưa thể xảy ra.
Như một quy luật, để nhận ra sự "động đậy" của cái này, người ta lại phải theo dõi sự "động đậy" của cái khác. Nếu sắp tới chứng khoán giảm lại, mọi sự coi như vô vọng đối với tất cả các thị trường đầu cơ. Còn ngược lại, có thể thời điểm giữa quý 2/2012 mới có thể chứng kiến một "động đậy" khác.
Nguồn: http://vef.vn
Haad biên tập
Nhãn: Phân tích
Cứu BĐS, gỡ nợ xấu cho ngân hàng
Một lượng tín dụng lớn của ngân hàng nằm trong BĐS, và cho vay BĐS cũng chiếm tỷ lệ lớn trong nợ xấu. Ngân hàng Nhà nước mở cửa với BĐS cũng là một cách để gỡ khó cho các ngân hàng.
Tháo vốn cho BĐS
Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục kiểm soát tỷ trọng dư nợ cho vay đối với lĩnh vực không khuyến khích là 16%.
Ngân hàng Nhà nước loại trừ các nhóm sau ra khỏi BĐS: vay vốn xây dựng, sửa chữa và mua nhà để ở, nhà để ở kết hợp cho thuê mà các khoản vay này khách hàng trả nợ bằng các nguồn thu nhập không phải là tiền lương, tiền công của khách hàng vay; xây dựng, sửa chữa và mua nhà để bán, cho thuê; xây dựng các công trình, dự án phát triển nhà ở trong khu đô thị (bao gồm cả các công trình hoàn thành trong năm 2012 và sau 2012).
Lý do: từ cuối 2011, đầu 2012 chúng ta đã từng bước mở dần đối tượng cho vay BĐS. Đến nay, trừ một số nội dung hạn chế cụ thể đã liệt kê, còn lại đã mở ra rất nhiều.
Cùng với đó, Ngân hàng cũng loại trừ một số nhóm nhu cầu vay vốn tiêu dùng ra khỏi không khuyến khích gồm: xây dựng, sửa chữa nhà và mua nhà để ở mà nguồn trả nợ bằng tiền tiền lương, tiền công; mua phương tiện đi lại, mua đồ dùng và trang thiết bị gia đình, chi phí học tập và chữa bệnh trong nước.
Ngay sau quyết định này của Ngân hàng Nhà nước, BIDV cũng đã ra thông báo là với nội dung: cho vay BĐS như cho vay thông thường.
Ông Nguyễn Văn Bình ( Thống đốc ngân hàng nhà nước) cho biết, BĐS rất rộng, dư nợ tín dụng trực tiếp cho vay BĐS chỉ trên dưới 10% nhưng dư nợ trong hệ thống có đảm bảo bằng BĐS rất lớn, khoảng 60%. Do vậy phải từng bước tháo gỡ khó khăn cho tín dụng BĐS, nhất là khi nhu cầu nhà ở rất lớn và mặt bằng giá nhà đã đến mức hợp lý để người dân tiếp cân.
Nếu giải quyết được sẽ giải quyết hàng tồn kho nhà ở, tạo chu chuyển hợp lý trong nền kinh tế. cải thiện nợ xấu cho lĩnh vực ngân hàng.
Trong khi đó, một chuyên gia về tài chính cho biết, tháng trước, chính lãnh đạo Bộ Xây dựng đã tuyên bố mua lại các chung cư ế để cứu DN những cũng là để cứu ngân hàng.
Tăng vốn, tăng thanh khoản cho BĐS không chỉ cứu BĐS mà cũng là gỡ khó cho các ngân hàng khỏi khối nợ xấu trăm ngàn tỷ đồng. Đó là điều cả đôi bên cùng có lợi, chưa kể những tác động tới nền kinh tế.
Dễ cho DN - lợi cho ngân hàng
Một nội dung quan trọng được Ngân hàng Nhà nước mới đưa ra là tập trung xử lý cơ cấu tín dụng nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn và đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh.
Theo Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng chủ động phối hợp với khách hàng vay để tháo gỡ khó khăn trong việc trả nợ và tiếp cận vốn, nhằm tạo điều kiện cho khách hàng vay từng bước phục hồi, duy trì và mở rộng sản xuất - kinh doanh, đảm bảo khả năng trả nợ, giảm nợ xấu; tiếp tục xem xét cho vay mới đối với các nhu cầu vay vốn có hiệu quả và đảm bảo khả năng trả nợ.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng nhấn mạnh, hiện nay, do thanh khoản đã được cải thiện nhưng chưa bền chặt, nên đôi khi các tổ chức tín dụng vẫn thúc ép DN phải trả nợ đúng hạn trong khi DN vẫn còn khó khăn nên đặt ra yêu cầu các TCTD cần cơ cấu lại nợ. Với tình hình nợ xấu gia tăng, khi thanh khoản được cải thiện các ngân hàng phải đánh giá rõ tình hình tài chính của DN, có biện pháp cơ cấu lại nợ với các khoản nợ của các DN. Tuy nhiên, chỉ những DN gặp khó khăn tạm thời mà có phương án sản xuất kinh doanh tốt thì NH mới cơ cấu lại nợ.
Theo phân tích của người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước, hiện nợ xấu có chiều hướng tăng trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Từ đầu năm đến nay, nợ xấu khoảng 3,2%, đến nay khoảng 3,6%, còn đối với một số tổ chức cụ thể thì tình hình còn nặng nề hơn. Nếu không có biện pháp cơ cấu lại nợ thì cả DN và ngân hàng đều hết sức khó khăn. Vì vậy, đã yêu cầu cơ cấu lại nợ để DN có cơ hội vượt qua khó khăn. Hy vọng, với giải pháp này, việc nợ xấu sẽ được kiềm chế. Tạo điều kiện cho DN nối lại tín dụng với ngân hàng.
Vì thế, việc cơ cấu lại nợ, trước hết sẽ giúp ngân hàng tránh được nguy cơ này. Hơn nữa, khi DN không bị đánh giá có nợ xấu thì cơ hội tiếp cận vốn sẽ nhiều hơn. DN không bị nợ xấu, được vay vốn có nghĩa là cũng thoát khỏi "án tử" để tiếp tục sản xuất kinh doanh. Và tất nhiên, ngân hàng không chỉ có lợi bằng việc giảm các con số nợ xấu mà còn có cơ hội cho vay thêm.
Nguồn: http://vef.vn
Haad biên tập
Nhãn: Phân tích