MỘT SỐ CHÚ Ý KHI THIẾT KẾ BỆNH VIỆN
1. Có quy hoạch giao thông chặt chẽ và
rõ ràng. Các khu đất được quy hoạch làm bệnh viện thường tiếp xúc ít
nhất hai mặt đường. Tách bạch các luồng giao thông trong bệnh viện:
Luồng giao thông dành riêng cho cấp cứu; Luồng giao thông dành riêng cho
bệnh nhân; Luồng giao thông dành riêng cho cán bộ nhân viên, khách;
Luồng giao thông dành riêng cho phục vụ công cộng; Luồng giao thông cứu
hỏa.
Đặc biệt chú ý đến sảnh đón tiếp bệnh nhân, tránh ùn tắc, tập trung đông người.
2. Công trình có các hình khối gọn, đảm
bảo công năng, giảm mật độ xây dựng công trình tăng hệ số sử dụng đất,
giảm quãng đường đi lại của người bệnh đến các khoa phòng. Lập sơ đồ về
mối quan hệ giữa các khu vực chức năng: theo phương ngang và phương
đứng, đảm hoạt động chuyên môn theo mô hình tập trung, liên hoàn, khép
kín trong phạm vi khuôn viên của bệnh viện.
3. Khi thiết kế các không gian trong
bệnh viện cần tính đến các yếu tố: số lượng giường bệnh, số lượng phòng
khám; số lượng và các loại thiết bị, máy móc, số lượng phòng phẫu thuật;
các cơ sở đào tạo; các đặc tính chủ đạo của bệnh viện (theo các khoa,
phòng), số nhân viên/số giờ hoạt động; mối quan hệ liên khoa, phòng; các
yêu cầu về mức độ tiện nghi, có tỷ lệ hợp lý giữa bộ phận phụ trợ với
bộ phận có công năng chính của bệnh viện.
4. Tính đến quy trình xử lý trong tình huống thảm họa và trong tình trạng khẩn cấp, tiếp nhận cùng lúc nhiều bệnh nhân.
5. Cần có các lưu ý đặc biệt đối với các khoa phòng có yêu cầu vô khuẩn, chống lây nhiễm chéo.
6. Có hệ thống kỹ thuật, trang thiết bị
máy móc phục vụ cho nhu cầu chăm sóc bệnh nhân như hệ thống khí y tế
trung tâm, hệ thống thông khí vô trùng, hệ thống tay vịn trong bệnh
viện, hệ thống báo gọi y tá, hệ thống kết nối màn hình, mạng nội bộ, hệ
thống loa phóng thanh, hệ thống PACS, chẩn đoán hình ảnh…
7. Giải pháp thiết kế, kết cấu vỏ bao
che và thiết bị điện cần tính đến yêu cầu sử dụng năng lượng có hiệu
quả. Số tầng cao, giải pháp kết cấu, an toàn mái và các bộ phận kiến
trúc của bệnh viện phải tính đến các yêu cầu ứng phó với biến đổi khí
hậu.
8. Hình thức thu gom và xử lý chất thải trong bệnh viện phải được kiểm soát chặt chẽ theo quy chế quản lý chất thải y tế.
9. Sử dụng vật liệu hoàn thiện, trang
trí có màu sắc có thể giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục. Các bệnh viện
nên được thiết kế với lối kiến trúc mở gắn liền với thiên nhiên, thân
thiện với môi trường.
Bệnh viện được xây dựng theo hướng tiếp
cận mới thân thiên với bệnh nhân, tạo sự tiện nghi, dễ chịu và kết nối
thuận tiện cho việc đi lại của người bệnh. Tiến tới bệnh viện phải đáp
ứng với yêu cầu dịch vụ tiện nghi như nghỉ dưỡng (chức năng khách sạn)
và chữa bệnh (chức năng bệnh viện)→Bệnh viện khách sạn.
Ngoài ra bệnh viện còn phải là công trình xanh, sử dụng năng lượng có hiệu quả, sử dụng nước có hiệu quả.
Thiết kế bệnh viện tốt tác động nhiều
tới tâm lý bệnh nhân, ảnh hưởng rất lớn đến thời gian phục hồi của họ.
Việc đưa cảnh quan thiên nhiên, cây xanh vào bệnh viện cũng là yếu tố
quan trọng. Điều này giảm sự căng thẳng và cải thiện tâm trạng của bệnh
nhân, giúp bệnh nhân chóng khỏi bệnh hơn – điều mà các bệnh viện luôn
hướng tới.
haadvn
theo kienviet.net
Nhãn: Tin Tức
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ