Phá băng thị trường bất động sản
Tập trung giải pháp hỗ trợ nguồn cầu để phá băng thị trường bất động sản trong bối cảnh khó khăn hiện nay là nội dung chủ đạo tại Hội thảo “Giải pháp tài chính hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm từ các tổ chức tín dụng”, được tổ chức cuối tuần qua tại TPHCM.
TS. Trần Du Lịch, đại biểu Quốc hội
TP.HCM có cái nhìn lạc quan hơn về thị trường bất động sản, khi cho
rằng, bất cứ cuộc khủng hoảng bất động sản nào trên thế giới cũng liên
quan đến các tổ chức tài chính - tín dụng. Tuy nhiên, thị trường Việt
Nam chưa bị chứng khoán hóa để tạo nên tư bản giả. Hơn nữa, thị trường
vẫn còn sức mua và trong cái dư thừa, vẫn thiếu sản phẩm thị trường cần.
Vì thế, vấn đề hiện nay là làm thế nào để triển khai, chứ không bàn
nhiều đến cơ chế.
Ông Lịch đề nghị làm rõ một số quy định
trong Nghị quyết 02/NQ-CP vừa được Chính phủ ban hành. Chẳng hạn, Nghị
quyết 02/NQ-CP quy định căn hộ dưới 70 m2, có giá bán dưới 15 triệu
đồng/m2, thì chính sách tài khóa nên hướng vào loại nhà dưới 1 tỷ
đồng/căn, từ đó, doanh nghiệp sẽ tự điều chỉnh để đưa căn hộ của mình về
phân khúc đang có sức mua. Về lãi suất, để tăng sức mua trần lãi suất
huy động, nên ở mức 6% và lãi suất cho vay thương mại ở mức 11 -
12%/năm, riêng mua nhà ở xã hội ở mức 6% - bằng với trần lãi suất huy
động.
Không lạc quan với vấn đề lãi suất, TS.
Vũ Đình Ánh cho rằng, rất khó đưa lãi suất trần huy động như đề xuất của
TS. Lịch, thậm chí lãi suất rất khó giảm xuống mức dưới 8%, khi lãi
suất năm 2013 còn chịu ảnh hưởng của của vấn đề nợ xấu.
Trong khi đó, bà Lê Thúy Hương, Tổng
giám đốc ECI Land đề xuất Bộ Xây dựng hoặc Sở Xây dựng nên công bố danh
sách các doanh nghiệp có uy tín trong lĩnh vực bất động sản để “định
hướng thị trường”. Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam
khẳng định: “Uy tín của doanh nghiệp là do doanh nghiệp tạo dựng, chứ
không thể do bộ này hay sở kia công bố”.
Về phần mình, ông Trương Anh Tuấn, Chủ
tịch HĐQT Công ty Địa ốc Hoàng Quân băn khoăn nhiều về vấn đề tiếp cận
vốn vay khi cho biết, dự án của Hoàng Quân do Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam (BIDV) tài trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp 15 năm,
nhưng khách hàng vẫn khó vay tiền, bởi vướng quy định “chứng minh thu
nhập”. Không chỉ vấn đề tài chính, nhiều dự án do Hoàng Quân xây dựng
còn vướng quy định về quy hoạch, đơn cử như dự án quy hoạch 700 ha đất
khu công nghiệp tại Bình Thuận bị vướng hơn 1 ha đất lúa, nên quy hoạch
chưa được duyệt.
Về phía ngân hàng, đại diện VietinBank
cho biết, ngân hàng này sẵn sàng cho doanh nghiệp vay vốn lưu động với
lãi suất 12% năm, thậm chí 11% năm. Đặc biệt, với khách hàng chiến lược,
lãi suất vay là 10 - 11,5%/năm. VietinBank đã triển khai Chương trình
“Tín dụng phát triển cùng doanh nghiệp”, trong đó, dành 10.000 tỷ đồng
cho vay với lãi suất ưu đãi chỉ 8,95%/năm cho doanh nghiệp lớn và 5.000
tỷ đồng với lãi suất 9,5%/năm cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay.
haadvn
theo infotv.vn
Nhãn: Phân tích
<< Trang chủ